Khoa học kỹ thuật

Hội nghị Khoa học công nghệ điện lực 2022: Tối ưu hoá hiệu quả vận hành hệ thống điện quốc gia

Thứ hai, 28 Tháng 11 2022 02:19

Tin tức

Ngày 25/11, Hội nghị Khoa học công nghệ điện lực toàn quốc năm 2022 đã diễn với chủ đề “Chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện quốc gia".
Đảng bộ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia: Phấn đấu thành đơn vị vận hành hệ thống điện hàng đầu khu vựcTrung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia: Phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong chuyển đổi số

Đây là một nội dung quan trọng trong chương trình hợp tác về khoa học công nghệ giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Hội Điện lực Việt Nam (VEEA).

ông Mai Quốc Hội - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Điện lực Việt Nam
Ông Mai Quốc Hội - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Điện lực Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Quan tâm, chú trọng đến chuyển đổi số ngành điện

Nhu cầu về năng lượng nói chung, điện năng nói riêng ngày càng tăng đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho ngành điện, phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong bối cảnh vừa phải đảm bảo điện năng cho phát triển kinh tế xã hội, vừa phải đảm bảo các yêu cầu về dịch chuyển năng lượng như cam kết của Việt Nam tại COP26 “Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành điện là phải nâng cao, tối ưu hoá hiệu quả vận hành hệ thống điện quốc gia.

Trước yêu cầu trên, ông Mai Quốc Hội - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Điện lực Việt Nam khẳng định, các vấn đề được đưa ra thảo luận tại các phiên họp đều mang tính thời sự, như: dự thảo Quy hoạch Điện VIII; các vấn đề của ngành Điện trong tình hình thực hiện cam kết của Việt Nam về Net Zero tại COP26; phát triển điện gió, điện mặt trời; vai trò của điện than, hay các vấn đề về tổn thất điện năng, chuyển đổi số ngành điện...

Hội nghị Khoa học công nghệ điện lực 2022: Tối ưu hoá hiệu quả vận hành hệ thống điện quốc gia

Để giải quyết được yêu cầu này, song song với các biện pháp đang được thực hiện như: Đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành các công trình nguồn, lưới điện đảm bảo cung ứng điện cho phụ tải và khả năng giải tỏa các nguồn điện, xuất nhập khẩu điện, đề xuất với các cấp có thẩm quyền các giải pháp về tăng cường khung pháp lý và các giải pháp về vận hành ổn định nguồn năng lượng tái tạo, tính toán giải tỏa công suất các nhà máy điện mặt trời đảm bảo điều kiện về ổn định, tính toán giới hạn thâm nhập của điện mặt trời theo từng giai đoạn,… thì việc đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực điện lực là một xu hướng, yêu cầu tất yếu.

Đại diện lãnh đạo Hội Điện lực Việt Nam cũng cho rằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực điện lực phù hợp với chủ trương của Chính phủ thông qua Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả. Kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng.

EVN phấn đấu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025

Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN nhìn nhận, với đặc thù là một ngành công nghiệp hoạt động mang tính hệ thống, có trình độ công nghệ cao và hiện đại, ngành điện đã và đang nỗ lực lao động, học tập, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, tiếp cận và làm chủ kỹ thuật, công nghệ hiện đại để quản lý, vận hành và khai thác hiệu quả trang thiết bị trong hệ thống điện Việt Nam.

Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN
Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN phát biểu tại hội nghị

Đến nay, tổng công suất đặt nguồn điện trong toàn hệ thống điện Việt Nam là 78.300MW, trong đó tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo chiếm tới 26,5%.

EVN và các đơn vị trong EVN quản lý vận hành 29.800MW, chiếm tỷ lệ 38% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống. Số lượng khách hàng sử dụng điện của EVN trên cả nước cũng đã lên tới trên 30 triệu khách hàng.

Mặc dù quy mô hệ thống điện quốc gia ngày càng lớn, mức độ phức tạp ngày càng cao, nhưng thông qua hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, EVN đã chỉ huy vận hành an toàn, ổn định, hiệu quả hệ thống điện Việt Nam, đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh năng lượng quốc gia.

Liên quan đến công tác chuyển đổi số, ông Dương Quang Thành cho biết, EVN đã sớm tiếp cận và triển khai các kế hoạch, giải pháp tổng thể, đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả cao nhất của các công nghệ số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của EVN và các đơn vị thành viên.

Đề án Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam đặt rõ mục tiêu: Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2022 và trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025. Năm 2021, với chủ đề năm là “Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam”, EVN quyết tâm chỉ đạo và thực hiện thành công đề án trong toàn tập đoàn.

Đến nay, các nhiệm vụ chuyển đổi số của toàn EVN đều đã đạt được những kết quả rất tích cực, từ sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng đến quản trị doanh nghiệp… Trong 4 năm liên tiếp, EVN và các đơn vị thành viên đạt được giải thưởng doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc do Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

Trong khuôn khổ Hội nghị Khoa học và công nghệ điện lực toàn quốc năm 2022 đã diễn Triển lãm về các giải pháp, thiết bị, sản phẩm tiêu biểu của ngành điện.

Triển lãm quy tụ các sản phẩm, thiết bị điện tiêu biểu nhất
Triển lãm quy tụ các sản phẩm, thiết bị điện tiêu biểu của ngành điện

Theo đó có 8 phần mềm, 13 thiết bị và giải pháp đến từ 10 đơn vị thuộc EVN đã được trưng bày tại triển lãm như: Hệ thống Quản lý vận hành điện mặt trời mái nhà; phần mềm xử lý dữ liệu thời gian thực HTĐ – WEB SCADA; phần mềm tính toán tổn thất điện năng Nemo; thiết bị chỉ thị cảnh báo lưới trung áp...

Các thiết bị tại triển lãm thể hiện rõ tinh thần tự chủ, từng bước làm chủ công nghệ của EVN. Trong ảnh, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân (bên phải) tham quan gian hàng của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia.
Các thiết bị tại triển lãm thể hiện rõ tinh thần tự chủ, từng bước làm chủ công nghệ của EVN. Trong ảnh, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân (bên phải) tham quan gian hàng của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia
Bên cạnh đó, triển lãm cũng là cơ hội để các đơn vị chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, cơ hội hội hợp tác nhằm tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ hơn nữa
Triển lãm cũng là cơ hội để các đơn vị chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, cơ hội hội hợp tác nhằm tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ hơn nữa
Ngoài các đơn vị trong EVN, triển lãm còn có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong ảnh, Tổng giám đốc Trần Đình Nhân (chính giữa) tham quan và nghe giới thiệu về sản phẩm của Công ty Siemens Energy.
Ngoài các đơn vị trong EVN, triển lãm còn có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài

 

Smallworld: Giải pháp công nghệ quản lý lưới điện thông minh

Thứ năm, 15 Tháng 9 2022 02:19

Tin tức

Smallworld – bộ ứng dụng phần mềm quản lý hệ thống lưới điện theo không gian địa lý của Tập đoàn General Electric (GE), là giải pháp đặt nền móng cho việc phát triển lưới điện thông minh.

http://avuong.com/wp-content/uploads/2017/03/230217giaiphap_w350-300x213.jpg 300w" sizes="(max-width: 350px) 100vw, 350px" style="box-sizing: inherit; vertical-align: middle; height: auto; max-width: 100%; display: block; margin-left: auto; margin-right: auto;">

Ưu điểm vượt trội

Trong ngành Điện, hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System) được sử dụng để kết nối các thông tin khách hàng theo từng khu vực lưới điện, giải quyết các yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời và thuận lợi nhất. Tuy nhiên, theo GE, GIS cần phải được cụ thể hóa hơn nữa, đáp ứng yêu cầu lưu trữ, xử lý, phân tích và hiển thị thông tin phục vụ quản lý và vận hành lưới điện nhanh và hiệu quả. Đó là lý do vì sao GE đã nghiên cứu thành công và cho ra đời bộ ứng dụng phần mềm quản lý hệ thống lưới điện theo không gian địa lý – Smallworld Electric Office (viết tắt là Smallworld)

Việc sử dụng Smallworld cho phép các công ty điện lực quản lý toàn bộ vòng đời thiết bị, tài sản lưới điện, loại bỏ những dữ liệu không cần thiết; lưu trữ, lập kế hoạch, thiết kế, phân tích, xây dựng và bảo trì hệ thống lưới điện. Từ đó, góp phần đơn giản hóa và giảm chi phí lắp đặt, vận hành và nâng cấp hệ thống lưới điện. Ước tính, việc sử dụng Smallworld Electric Office có thể giúp tiết kiệm từ 50 – 70% chi phí đầu tư và từ 20 – 40% chi phí vận hành nếu chỉ sử dụng GIS.

Một trong những đối tác của GE đã ứng dụng thành công bộ ứng dụng này là Công ty Điện lực Tenaga Nasional Berhad (TNB) lớn nhất Malaysia, phục vụ hơn 8,4 triệu khách hàng. Trước năm 2009, TNB sở hữu các hệ thống GIS khác nhau cho từng bộ phận, thiết bị. Để chia sẻ thông tin, kết nối toàn bộ hệ thống lưới điện và thông tin khách hàng, lãnh đạo Công ty đã quyết định xây dựng hệ thống thông tin địa lý tích hợp CGIS (Corporate Geospatial Information System) và đã chọn giải pháp Smallworld của GE.

Để đảm bảo mỗi bộ phận được ứng dụng một chương trình đồng bộ, TNB đã chia thành 2 giai đoạn. Cụ thể, trong giai đoạn nền tảng (2009 – 2013), tất cả những chức năng ưu tiên sẽ được tích hợp vào hệ thống, tập trung ở khu vực Selangor, Kuala Lumpur và Putrajaya. Giai đoạn hoàn thiện ứng dụng (2014 – 2019), các chức năng GIS được ứng dụng tới mọi bộ phận trong công ty.

Với kế hoạch 10 năm được xây dựng cụ thể; các phần mềm và nhà cung cấp chất lượng, đáng tin cậy; sự thành lập cấu trúc dự án toàn diện; sự kết hợp của Chương trình quản lí toàn diện; kế hoạch kết nối và đào tạo hiệu quả, hiện nay, CGIS là một phần không thể thiếu trong hầu hết các quy trình sản xuất kinh doanh của TNB. Tất cả bộ phận quản lý của Công ty đều có thể truy cập vào các dữ liệu thông tin trên hệ thống CGIS. Việc làm này đã góp phần nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của những quy trình chính trong hoạt động của Công ty, chẳng hạn như quy trình kết nối lưới điện mới, quy hoạch dự án và dịch vụ chăm sóc khách hàng. CGIS cũng chính là một phần của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong kế hoạch triển khai Smart Grid của TNB trong tương lai. Đến nay, TNB là công ty điện lực đầu tiên ở Malaysia sử dụng GE Smallworld và nhận được giải thưởng GIS Excellence Award dành cho công ty điện lực trong việc ứng dụng công nghệ GIS.

“Mục tiêu của GE là đơn giản hóa việc truy cập vào dữ liệu mạng theo không gian địa lý, làm cho việc quản lý tài sản lưới điện trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn”, ông Bryan Friehauf – Giám đốc Sản phẩm quản lý tài sản thuộc Bộ phận kinh doanh các giải pháp phần mềm cho lưới điện của GE Energy Connections cho biết.

Có phù hợp với Việt Nam?

Theo ông Bryan Friehauf, việc triển khai bộ ứng dụng Smallworld vào hệ thống điện Việt Nam sẽ là một trong những giải pháp phù hợp, đảm bảo hệ thống điện Việt Nam vận hành ổn định, tin cậy và hiệu quả hơn.

Cụ thể, Smallworld giúp tối ưu hóa việc xây dựng và thiết kế hệ thống lưới điện. Khi Việt Nam mở rộng hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối, phần mềm sẽ cung cấp giải pháp quản lý thiết kế (Design Manager), qua đó chuẩn hóa các bước trong quy trình thiết kế lưới điện. 

Với việc hỗ trợ và kiểm soát các quy trình thiết kế, phần mềm Design Manager giúp nhân viên thiết kế tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn và đảm bảo độ chính xác, tin cậy trong tất cả quy trình. Design Manager cũng cho phép phân tích các phương án thiết kế, so sánh các phương án khác nhau trong cùng một dự án, từ đó lựa chọn phương án hợp lý. Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp các công cụ kiểm tra, cảnh báo và loại bỏ các lỗi ngay từ khâu thiết kế; tích hợp với các hoạt động khác của công ty, bao gồm tài chính, điều kiện kho bãi và hiện trạng thiết bị…

Thứ hai, các giải pháp Smallworld cho phép người sử dụng truy cập dữ liệu một cách đơn giản và an toàn. Chẳng hạn như, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người sử dụng có nhu cầu truy cập những dữ liệu quan trọng của hệ thống. Electric Office Web sẽ cung cấp một giải pháp hiệu quả, ít tốn kém, hỗ trợ tra cứu và in dữ liệu, hay cho phép các nhân viên và quản lý trong công ty được quyền truy cập những dữ liệu quan trọng liên quan tới hệ thống.

Mặt khác, bộ giải pháp Mobile Enterprise Suite sẽ hỗ trợ nhân viên tại hiện trường có thể truy cập vào các dữ liệu cần thiết phục vụ công việc của họ một cách an toàn và hiệu quả (ví dụ như khảo sát hiện trường trong quá trình thu thập thông tin phục vụ công tác thiết kế, thi công, hoàn công bản vẽ hay đánh giá thiệt hại sau sự cố, thiên tai…). Họ cũng có thể kiểm tra và cập nhật kế hoạch, nhiệm vụ ngay tại hiện trường khi sử dụng thiết bị cầm tay chạy hệ điều hành iOS, Android và Windows để có được thông tin chính xác mà không còn cần phải sử dụng đến bản đồ giấy hoặc trở về văn phòng lấy dữ liệu.

Thứ ba, việc tích hợp Hệ thống thông tin địa lý (GIS) với các Hệ thống quản lý tài sản doanh nghiệp (EAM) và Hệ thống quản lý lưới điện phân phối (ADMS) sẽ cung cấp cho khách hàng một mô hình quản lý lưới điện doanh nghiệp hàng đầu thế giới, rất cần thiết cho một công ty điện lực với phương châm hiệu quả và hiện đại.

“Khách hàng của chúng tôi đang sử dụng bộ giải pháp Smallworld thay thế các loại bản đồ giấy có tại hiện trường, giảm tác động của việc mất điện bằng cách tích hợp Hệ thống GIS với Phòng điều khiển ADMS của họ. Thời gian tới, chúng tôi sẽ bổ sung tính năng thực tế ảo (augmented reality) và trực quan 3D, xây dựng dựa trên khả năng phân tích lưới điện và tích hợp thêm dữ liệu thời gian thực vào Hệ thống GIS”, ông Bryan Friehauf khẳng định cho biết.

GE cũng hy vọng sẽ được đồng hành cùng với Việt Nam và những khách hàng như EVN trong cuộc hành trình hướng tới xây dựng lưới điện thông minh.

Theo TTDBKTTVTW

 

Thời cơ bùng nổ các thị trường điện ở châu Âu

Thứ hai, 05 Tháng 9 2022 02:14

Tin tức

Thị trường điện của Liên minh châu Âu là một ví dụ điển hình về những thay đổi để cung cấp các dịch vụ điện tốt hơn cho người tiêu dùng.
Ủy ban châu Âu khẩn cấp cải cách cơ cấu thị trường điện

EU buộc các quốc gia thành viên phải tách lưới điện khỏi các trạm phát điện và tư nhân hóa các trạm phát điện để thành lập các công ty mới, các công ty này sẽ cạnh tranh với nhau để cung cấp điện cho một công ty mới sở hữu lưới điện. Khi đó, công ty này sẽ cho một loạt các công ty khác thuê dây cáp của mình để mua bán buôn điện và cạnh tranh với nhau để kinh doanh bán lẻ cho các hộ gia đình và các công ty. Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sẽ giảm thiểu giá bán buôn, trong khi cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ sẽ đảm bảo rằng người tiêu dùng cuối cùng được hưởng lợi từ giá thấp và dịch vụ chất lượng cao.

Thời cơ bùng nổ các thị trường điện ở châu Âu

Thị trường mô phỏng phải đối mặt với những yêu cầu trái ngược nhau: đảm bảo lượng điện tối thiểu trong lưới điện tại mọi thời điểm và chuyển đầu tư vào năng lượng xanh. Giải pháp được đề xuất bởi những người theo chủ nghĩa cơ bản về thị trường gồm có hai mặt: tạo ra một thị trường khác cho phép phát thải khí nhà kính và đưa ra định giá chi phí cận biên, nghĩa là giá bán buôn của mỗi kilowatt phải bằng giá của kilowatt đắt nhất. Thị trường giấy phép phát thải nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất điện chuyển sang sử dụng nhiên liệu ít ô nhiễm hơn. Không giống như thuế cố định, chi phí thải ra một tấn carbon dioxide sẽ do thị trường quyết định. Về lý thuyết, ngành công nghiệp càng phụ thuộc vào các nhiên liệu khủng khiếp như than non, thì nhu cầu về giấy phép phát thải do EU cấp càng lớn. Điều này sẽ làm tăng giá của chúng, tăng cường động cơ chuyển sang khí đốt tự nhiên và cuối cùng là năng lượng tái tạo.

Định giá theo chi phí cận biên nhằm đảm bảo mức cung cấp điện tối thiểu, bằng cách ngăn các nhà sản xuất chi phí thấp cắt giảm các công ty điện có chi phí cao hơn. Giá cả sẽ mang lại cho các nhà sản xuất chi phí thấp đủ lợi nhuận và lý do để đầu tư vào các nguồn năng lượng rẻ hơn, ít ô nhiễm hơn. Ví dụ một nhà máy thủy điện và một nhà máy đốt than non. Chi phí cố định để xây dựng nhà máy thủy điện là lớn nhưng chi phí cận biên bằng 0: một khi nước quay tuabin, kilowatt tiếp theo mà trạm tạo ra sẽ không tốn kém gì.

Ngược lại, nhà máy điện đốt than non rẻ hơn nhiều để xây dựng, nhưng chi phí biên là dương, phản ánh số lượng cố định của than non đắt tiền trên mỗi kilowatt được sản xuất. Bằng cách ấn định giá của mỗi kilowatt được sản xuất bằng thủy điện không thấp hơn chi phí cận biên của việc sản xuất một kilowatt sử dụng than non, EU muốn thưởng cho công ty thủy điện một khoản lợi nhuận béo bở mà các nhà quản lý hy vọng sẽ được đầu tư vào năng lượng tái tạo bổ sung.. Trong khi đó, nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu than non sẽ không có lợi nhuận (vì giá chỉ tương đương với chi phí biên của nó) và một hóa đơn ngày càng tăng cho các giấy phép mà nó cần phải mua để gây ô nhiễm.

Nhưng thực tế khác với lý thuyết. Khi đại dịch tàn phá các chuỗi cung ứng toàn cầu, giá khí đốt tự nhiên đã tăng, trước khi tăng gấp ba lần từ cuộc chiến Ukraine. Đột nhiên, nhiên liệu gây ô nhiễm nhất (than non) không phải là đắt nhất, thúc đẩy đầu tư dài hạn hơn vào nhiên liệu hóa thạch và cơ sở hạ tầng cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Định giá theo chi phí cận biên đã giúp các công ty điện lực thu được khoản tiền thuê khổng lồ từ những người tiêu dùng bán lẻ, những người nhận ra rằng họ đang phải trả nhiều hơn giá điện trung bình. Việc tăng giá khí đốt tự nhiên đã cho thấy những thất bại đặc biệt xảy ra khi một thị trường mô phỏng bị ghép vào một công ty độc quyền tự nhiên. Các nhà sản xuất có thể thông đồng với nhau trong việc ấn định giá bán buôn dễ dàng như thế nào.

Làm thế nào những khoản lợi nhuận không đáng có của họ, đặc biệt là từ năng lượng tái tạo, đã khiến người dân chống lại quá trình chuyển đổi xanh. Chế độ thị trường mô phỏng đã cản trở hoạt động mua sắm chung để giảm bớt chi phí năng lượng của các nước nghèo hơn như thế nào. Đã đến lúc châu Âu cần các mạng lưới năng lượng công cộng, trong đó giá điện thể hiện chi phí trung bình cộng với một mức chênh lệch nhỏ. Cần một loại thuế carbon, mà số tiền thu được phải bồi thường cho những công dân nghèo hơn. Và cuối cùng, cần các mạng lưới năng lượng tái tạo hiện có (năng lượng mặt trời, gió và pin) thuộc sở hữu đô thị để biến cộng đồng thành chủ sở hữu, người quản lý và người thụ hưởng nguồn điện mà họ cần.

 
 
 

Thúc đẩy tương lai của điện khí LNG tại Việt Nam với tuabin khí thế hệ H của GE

Thứ năm, 17 Tháng 3 2022 02:39

Tin tức

Khi điện than không còn là trọng tâm trong chính sách của Chính phủ, ngành năng lượng Việt Nam đang sử dụng khí LNG thay dần cho nhiên liệu hóa thạch, hướng tới sử dụng nhiên liệu tái tạo. Là một đối tác quan trọng với nhiều kinh nghiệm thực tiễn, GE sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu này.

Điện khí LNG ngày một nhận được sự quan tâm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo báo cáo của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA), ngành điện Việt Nam đang được chứng kiến một làn sóng các nhà đầu tư bày tỏ quan tâm chưa từng có trong lịch sử. Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, việc có 24 dự án điện khí LNG được ghi trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII nếu được thông qua sẽ dẫn tới việc các nhà máy phủ kín dọc theo suốt chiều dài bờ biển Việt Nam và các nhà máy sẽ theo cùng một cấu hình; “một trung tâm điện lực (nhà máy điện) + một kho cảng nhập LNG và tái hóa khí.”

Tuy nhiên, trên thực tế, dù LNG có thể là giải pháp vượt trội hơn so với các nguồn nhiên liệu hóa thạch khác cả về hiệu suất và giảm phát thải CO2, cả hai lợi thế cạnh tranh này lại phụ thuộc nhiều vào công nghệ. Trong bối cảnh đó, các tuabin thế hệ H đã được kiểm chứng của GE là giải pháp phù hợp để phát triển các nguồn nhiên liệu thay thế như LNG, có thể hỗ trợ cho năng lượng tái tạo và cắt giảm phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả.

Thúc đẩy tương lai của điện khí LNG tại Việt Nam với tuabin khí thế hệ H của GE
Tuabin 9HA của GE

Tuabin linh hoạt 9HA của GE với khả năng hỗ trợ sản xuất năng lượng sạch và ổn định hơn từ các nhiên liệu thay thế là một công nghệ như vậy. Thế hệ tuabin mới nhất của GE cho phép chi phí vốn thấp rõ rệt, chuyển đổi nhiên liệu dễ dàng và tuổi thọ động cơ cao.

Lượng khí thải CO2 toàn cầu vẫn đang tăng lên trong khi năng lượng tái tạo lại không ổn định do thời tiết. Sự gia tăng nhanh chóng của các nhà máy nhiệt điện khí LNG sẽ mang đến nguồn điện chủ yếu bổ sung cho lưới điện và đáp ứng nhu cầu điện của Việt Nam. Trong đó, các tuabin 9HA của GE có khả năng giảm khí nhà kính – nhân tố quan trọng được quy định cho lĩnh vực năng lượng.

Theo dự tính của GE Power, đã có 24 các dự án LNG đã được lên kế hoạch ở Châu Á – Thái Bình Dương. Nhu cầu dự kiến về hiệu quả của nhà máy tích hợp LNG là 60 triệu tấn một năm. Đặc biệt, sản lượng tính đến năm 2025 của các dự án đã lên kế hoạch là 23 GW, con số này dự kiến sẽ tăng lên 84 GW vào năm 2035.

Tiềm năng của LNG là không thể phủ nhận cho dù có những vấn đề về thủ tục, nhập khẩu, và đàm phán PPA khiến cho quá trình đưa LNG vào các nhà máy nhiệt điện chậm. Khi được dùng với các tuabin phù hợp, LNG được kỳ vọng sẽ dẫn đầu trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam, đáp ứng một phần lớn công suất điện theo nhu cầu dự kiến vào năm 2030.

 

Công suất nguồn điện Việt Nam đứng đầu khu vực Asean

Thứ hai, 07 Tháng 2 2022 04:24

Tin tức

Đây là thông tin được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 ngày 14/1/2022.

Ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN cho biết, tính cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 76.620 MW, tăng gần 7.500 MW so với năm 2020, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là 20.670MW (tăng 3.420MW so với năm 2020) và chiếm tỷ trọng 27,0%. Quy mô hệ thống điện Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.

Góp phần vào thành quả quan trọng nêu trên có đóng góp trực tiếp của EVN trong việc nâng cao năng lực hệ thống điện. Năm 2021, dù gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai các thủ tục đầu tư, đền bù GPMB, chuyển đổi mục đích đất rừng, thu xếp vốn, giá vật tư, vật liệu tăng cao và giãn cách do dịch Covid-19, nhưng Tập đoàn và các đơn vị rất nỗ lực và có các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các công trình/dự án nguồn và lưới điện.

Đối với nguồn điện, EVN đã đưa vào vận hành NMTĐ Thượng Kon Tum (220MW) và NMTĐ Đa Nhim MR (80MW); Hoàn thành cụm công trình cửa xả dự án TĐTN Bắc Ái; Thực hiện khởi công 03 dự án nguồn điện gồm: NMTĐ Hòa Bình MR (480MW), NMTĐ Ialy MR (360MW) và NMNĐ Quảng Trạch I (1.200MW).

EVN đã thực hiện các giải pháp đồng bộ để đảm bảo thu xếp vốn cho các dự án, trong đó đã ký kết các hợp đồng tín dụng vay vốn nước ngoài không bảo lãnh Chính phủ cho các dự án NMTĐ Ialy MR (74,7 triệu EUR), Hòa Bình MR (70 triệu EUR); vay vốn VCB với giá trị 27.100 tỷ đồng cho dự án NĐ Quảng Trạch I. Đồng thời giải quyết thủ tục gia hạn, điều chỉnh danh mục và sử dụng vốn dư từ các dự án vay vốn ODA đang triển khai thực hiện với tổng giá trị vốn dư khoảng 440 triệu USD.

Công suất nguồn điện Việt Nam đứng đầu khu vực Asean
Công suất nguồn điện Việt Nam đứng đầu khu vực Asean đạt 76.620 MW

Ông Trần Đình Nhân cho biết thêm, nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội năm 2022 và giai đoạn tiếp theo, năm 2022, Tập đoàn sẽ tiếp tục triển khai và đảm bảo tiến độ, chất lương các công trình nguồn và lưới điện. Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện đã khởi công như: Thuỷ điện Hoà Bình MR, Ialy MR, Nhiệt điện Quảng Trạch I; EVN sẽ khởi công và hoàn thành phát điện thương mại các dự án ĐMT Phước Thái 2 (100MWp), Phước Thái 3 (50MWp). Phấn đấu khởi công dự án NĐ Ô Môn IV (1.050MW); Đẩy nhanh các thủ tục đầu tư, thu xếp vốn đối với 05 dự án nguồn điện trọng điểm: TĐ Trị An MR, NĐ Dung Quất I&III, NĐ Ô Môn III, NĐ Quảng Trạch II.

Bên cạnh đó triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án nguồn điện mới sau khi Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao EVN làm chủ đầu tư.

Liên quan đến các công tác đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện, lãnh đạo EVN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, sớm xem xét, phê duyệt Quy hoạch điện VIII để EVN và các đơn vị có cơ sở triển khai thực hiện; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ EVN và các đơn vị thành viên giải quyết các vướng mắc liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và bồi thường giải phóng mặt bằng để thúc đẩy tiến độ các công trình nguồn và lưới điện.

EVN kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét chấp thuận cho EVN được ký hợp đồng thế chấp tài sản để vay vốn cho dự án NMNĐ Quảng Trạch I theo ý kiến của Văn phòng Chính phủ tại văn bản số 8546/VPCP-KTTH ngày 22/11/2021.

Cũng theo lãnh đạo EVN, hàng năm, EVN và các đơn vị thành viên của EVN đầu tư mới khoảng 1.000 dự án nguồn và lưới điện, do dó, để đẩy nhanh tiến độ triển khai, EVN kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục phân cấp thẩm định các bước thiết kế đối với dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cho Tập đoàn/ Tổng công ty thuộc Tập đoàn. Đồng thời Bộ Công Thương sớm trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện truyền tải cấp thiết vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh để EVN và các đơn vị có cơ sở triển khai thực hiện.

Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EVN kiến nghị Bộ này trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án ĐD 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

 
 
 

Trang 1 trong tổng số 3 trang