Tin tức ngành điện
Cuộc họp lần 2 Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020 – 2025Thứ hai, 13 Tháng 3 2023 02:13 Chiều 9/3 tại Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo Chương trình Hợp tác Đối tác năng lượng Việt Nam-Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 (DEPP3) đã tiến hành cuộc họp lần thứ 2.
Cuộc họp với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An - Trưởng ban Chỉ đạo DEPP 3 cùng lãnh đạo một số Cục, vụ của Bộ Công Thương, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, Trung tâm hợp tác toàn cầu- Cục Hợp tác năng lương Đan Mạch cùng các cán bộ, chuyên gia tư vấn. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo DEPP 3 đã tiến hành họp đánh giá các kết quả đạt được theo Kế hoạch được duyệt tại cuộc họp Ban Chỉ đạo lần thứ nhất vào tháng 4/2022.
Cuộc họp đã báo cáo kết quả đạt được năm 2022 của Chương trình DEPP 3 cũng như Kế hoạch hoạt động của năm 2023. Qua đó hai bên sẽ cùng nhau thảo luận một số nội dung liên quan để triển khai Chương trình DEPP 3 như: Dự thảo thiết kế Chương trình thỏa thuận tự nguyện (VAS) nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả thuộc Hợp phần 3; cập nhật một số vấn đề liên quan đến chương trình DEPP 3 và thống nhất kế hoạch hoạt động trong năm 2023. Tại cuộc họp, ông Ulrik Eversbush- Giám đốc Trung tâm hợp tác toàn cầu- Cục hợp tác Năng lượng Đan Mạch đã báo cáo kết quả đạt được năm 2022 Chương trình DEPP 3. Cụ thể, chương trình đã hoành thành và công bố Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2021; các hoạt động chuẩn bị để xây dựng Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2023; hoàn thiện dự thảo quy hoạch điện VIII; tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về điện gió ngoài khơi vào tháng 9/2022; Tổ chức hội nghị bàn tròn về điện gió ngoài khơi trong khuôn khổ chuyến thăm của Thái tử kế vị Đan Mạch sang Việt Nam vào tháng 11/2022...
Về khung pháp lý, Chương trình DEPP 3 đã xây dựng dự thảo đề xuất về yêu cầu kết nối lưới điện đối với hệ thống lưu trữ năng lượng; tổ chức các cuộc họp chia sẻ kinh nghiệm chuyên gia về các chủ đề: thị trường điện Bắc Âu, các bên liên quan chịu trách nhiệm về cân bằng hệ thống điện, mức độ linh hoạt vận hành nhà máy nhiệt điện; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp khuyến khích cho thị trường điện Việt Nam nhằm thúc đẩy vận hành linh hoạt các nhà máy điện; chia sẻ kinh nghiệm của Đan Mạch về công tác dự báo và quản lý dữ liệu trong vận hành hệ thống điện tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo… Bên cạnh đó, Chương trình đã tổ chức các đoàn công tác bao gồm chuyên gia DEA, tư vấn trong nước và quốc tế đến làm việc với 04 doanh nghiệp ngành chế biến gỗ để tìm hiểu về các hệ thống tiêu thụ năng lượng trong nhà máy và các công nghệ được áp dụng trong ngành; Báo cáo đánh giá tổng quan về cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam bao gồm mô tả các ngành công nghiệp chính, hiện trạng sử dụng năng lượng và phát thải CO2; thực hiện kiểm toán năng lượng tại 04 doanh nghiệp ngành nhựa…
Theo đó, kế hoạch hoạt động trong năm 2023 của Chương trình DEPP3 đã đưa ra một số nội dung chính như: Xây dựng, hoàn thành và công bố Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2023; xây dựng các Cẩm nang Công nghệ về lưu trữ điện năng, chuyển đổi điện năng sang năng lượng X và điện hạt nhân Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm của Đan Mạch, nâng cao năng lực cho cán bộ về các tiêu chuẩn và chứng nhận cho các dự án điện gió ngoài khơi; xây dựng đề xuất sơ bộ về định mức tiêu hao năng lượng cho một ngành mới (ngành chế biến gỗ); xây dựng khung pháp lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoàn thiện dự thảo cuối cùng cho chương Công nghệ Lò hơi trong Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp; Hai bên đã thống nhất nội dung kế hoạch sẽ triển khai trong năm 2023 và đồng ý phê duyệt Dự thảo thiết kế chương trình thỏa thuận tự nguyện. Đồng thời cùng nhau thảo luận các vấn đề liên quan đến điện gió ngoài khơi, độ linh hoạt của hệ thống điện và thị trường điện; bổ sung nguồn tài chính cho hoạt động của chương trình trong thời gian tới cũng như thảo luận các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Phát biểu tại cuộc họp Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz đã đánh giá cao những kết quả đạt được của Chương trình DEPP3 trong năm 2022, đồng thời cam kết sẽ đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác trao đổi cũng như xem xét để phê duyệt bổ sung nguồn kinh phí cho chương trình trong thời gian tới.
Về phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cảm ơn Vương quốc Đan Mạch đã có những hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong thực hiện năng lượng xanh. Tại cuộc họp Thứ trưởng đã chỉ đạo các Cục, vụ liên quan phải đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện chương trình. Trong đó, Thứ trưởng mong muốn Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2023 sẽ hoàn thành đúng thời hạn vào cuối năm 2023. TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư hơn 100 dự án lưới điện phục vụ phát triển kinh tế xã hộiThứ hai, 06 Tháng 3 2023 01:51 Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện đầu tư 104 dự án lưới điện 110kV/220kV, trong đó có 44 dự án lưới điện triển khai trong năm 2023.
Kiểm tra giám sát, đảm bảo tiến độ các dự án lưới điện Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) - cho biết: Nhằm phát triển hệ thống lưới điện phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng độ ổn định cung cấp điện, hiện đại hoá lưới điện trên địa bàn Thành phố, Tổng công ty đang triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2023 để đảm bảo hoàn thành các dự án đúng tiến độ đề ra. Cũng như thực hiện tốt công tác giải ngân đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và UBND TP. Hồ Chí Minh.
Cụ thể, năm 2023, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện đầu tư 44 dự án lưới điện 110kV, 220kV, trong đó có 16 dự án trọng điểm khởi công và đóng điện trong năm 2023. Đồng thời ngành điện cũng triển khai chuẩn bị đầu tư hơn 60 dự án lưới điện 110kV, 220kV cho những năm tiếp theo. Theo ghi nhận, để đạt được kế hoạch theo đúng tiến độ đã đề ra, ngay từ những ngày đầu năm 2023, Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu các đơn vị có liên quan triển khai ngay và quyết liệt các dự án được giao. Đơn cử, ngày 31/1/2023, ông Bùi Hải Thành - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã trực tiếp kiểm tra công trường dự án “Lắp máy biến áp thứ 3 tại trạm biến áp 110kV Trường Đua”. Đây là công trình tăng cường công suất trạm 110kV Trường Đua từ 2x63MVA lên 3x63 MVA. Theo kế hoạch công trình sẽ hoàn thành và đóng điện trong quý 1/2023, nhằm đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh trong mùa khô năm 2023. Thực hiện nhiều giải pháp, nâng cao hiệu quả đầu tư công Ông Bùi Hải Thành - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Việc tăng cường công tác lập kế hoạch và kiểm tra, giám sát công tác đầu tư xây dựng là một trong 11 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm mà Tổng công ty đã đề ra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đầu tư xây dựng trong kế hoạch năm 2023.
Đặc biệt, ngành điện sẽ thực hiện thêm nhiều giải pháp quan trọng, quyết tâm nâng cao giải ngân đầu tư công như: Tổ chức đánh giá lại nhu cầu phụ tải để đề xuất khối lượng, danh mục, tiến độ đầu tư các dự án truyền tải phù hợp cho giai đoạn 2023 – 2025 và những năm tiếp theo. Đồng thời, rà soát và đăng ký tiến độ khởi công, đóng điện các công trình phù hợp với tình hình phê duyệt quy hoạch điện, quy hoạch xây dựng cũng như thời điểm chấp thuận chủ trương đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án. Bên cạnh đó, ngành điện TP. Hồ Chí Minh tập trung phối hợp giải quyết dứt điểm các vướng mắc kéo dài làm chậm tiến độ chuẩn bị đầu tư và khởi công, hoàn thành các công trình truyền tải điện, nhất là các vấn đề liên quan đến quy hoạch điện lực, quy hoạch đất đai, cơ sở pháp lý đất đai, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư… Cùng với đó, hoàn thiện và triển khai kế hoạch quản trị rủi ro trong công tác đầu tư xây dựng, cũng như tăng cường thanh tra, kiểm tra nội bộ để đảm bảo tính tuân thủ các quy định của pháp luật trong công tác đầu tư xây dựng. Ngoài ra, Tổng công ty tích cực phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành TP. Hồ Chí Minh trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng để có thể giúp Tổng công ty hoàn thành kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2023 và những năm tiếp theo. Theo ông Bùi Hải Thành, ngoài các gải pháp trên, Tổng công ty đặc biệt chú trọng và tiếp tục triển khai, hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực đầu tư xây dựng giai đoạn 2023-2025 như: Sử dụng và khai thác hiệu quả Hệ thống phần mềm quản lý đầu tư xây dựng (Investment Management Information System - IMIS 2.0), các ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới như khảo sát không ảnh, thiết kế 3D và mô hình thông tin công trình (BIM-Building Information Modeling),…. “Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị, bộ phận thực hiện nghiêm chỉ thị của Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam, UBND TP. Hồ Chí Minh, quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo đạt, vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 và thực hiện tốt chủ đề năm của Tổng công ty “Quản trị hiệu quả doanh nghiệp số; tiếp tục xây dựng và phát triển lưới điện thông minh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh. EVN và Agribank ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ dự án thuỷ điện Ialy Mở rộngThứ tư, 15 Tháng 2 2023 01:42 Ngày 14/02/2023 tại Hà Nội, EVN và AGRIBANK đã tổ chức Lễ ký Hợp đồng tín dụng tài trợ trị giá 2400 tỷ đồng cho Dự án Nhà máy Thuỷ điện Ialy mở rộng.
Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định đầu tư; EVN đã giao Ban QLDA Điện 2 làm đại diện chủ đầu tư. Dự án bao gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 360 MW, tổng mức đầu tư khoảng 6.398 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện dự án bao gồm 30% vốn đối ứng của EVN và 70% còn lại được thu xếp từ nguồn vay tín dụng từ Ngân hàng AGRIBANK và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD). Khoản tín dụng tài trợ từ Ngân hàng AGRIBANK cho dự án Thủy điện Ialy mở rộng trị giá 2400 tỷ đồng với thời hạn vay tối đa là 168 tháng. Trước đó, vào giữa năm 2021, EVN và AFD cũng đã ký kết khoản vay tín dụng ưu đãi không bảo lãnh Chính phủ trị giá 74,7 triệu Euro (tương đương khoảng 1.900 tỷ đồng). Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng và các dự án thủy điện mở rộng khác đều nằm trong chiến lược phát triển năng lượng xanh và bền vững của EVN, qua đó không chỉ tăng cường công suất thủy điện của EVN mà còn tăng cường tính bền vững và hiệu suất của hệ thống điện trong bối cảnh năng lượng tái tạo phát triển rất mạnh ở miền Trung.
Trong 2 năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh COVID-19 và tình trạng giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng rất cao so với thời điểm dự thầu nhưng với sự nỗ lực rất cao của chủ đầu tư, các đơn vị thi công và giám sát trên công trường, dự án nhà máy thủy điện Ialy mở rộng vẫn cơ bản đảm bảo tiến độ, thậm chí nhiều hạng mục vượt tiến độ từ 1 đến 3 tháng so với kế hoạch được duyệt. Hiện nay, EVN và Ban QLDA Điện 2 phối hợp liên danh nhà thầu tiếp tục tập trung nguồn lực, nhân lực, thiết bị phục vụ thi công với yêu cầu đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, triển khai hệ thống quản lý HSE (sức khỏe – an toàn – môi trường), tuân thủ nghiêm các quy trình kiểm soát để giảm thiểu tác động đến môi trường xã hội trong quá trình triển khai xây dựng dự án. Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Dương Quang Thành - Chủ tịch EVN cho biết, sau khi hoàn thành, dự án sẽ mang lại các hiệu quả như sau: tăng khả năng huy động công suất cho phụ tải khu vực miền Nam, đặc biệt là trong các giờ cao điểm; góp phần cải thiện chế độ làm việc của hệ thống điện (tăng nguồn và điện năng phủ đỉnh của biểu đồ phụ tải, tăng tính linh họat trong vận hành, tăng hệ số tin cậy, an toàn…), qua đó góp phần giảm chi phí sản xuất của hệ thống. Nhờ tận dụng tối đa khả năng của dòng chảy thông qua việc hạn chế lượng xả hàng năm sẽ tăng thêm sản lượng phát điện trung bình mỗi năm khoảng 233,2 triệu kWh, giúp thay thế sản xuất điện từ nguyên liệu hoá thạch, góp phần giảm chi phí nhiên liệu hàng năm, giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra khi đưa vào vận hành, dự án còn mang lại hiệu quả giảm bớt cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Năm 2023: Dự kiến điện thương phẩm toàn quốc đạt khoảng 251,28 tỷ kWhThứ tư, 01 Tháng 2 2023 02:01 Theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2023 do Bộ Công Thương phê duyệt, điện thương phẩm toàn quốc dự kiến đạt khoảng 251,28 tỷ kWh
Căn cứ các Quy định của pháp luật, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 và đề nghị của Tập đoàn Điên lực Việt Nam (EVN), mới đây Bộ Công Thương đã phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2023. Theo đó, Tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2023 là 284,5 tỷ kWh (tăng 9 tỷ kWh so với kế hoạch năm 2022), trong đó mùa khô là 137,1 tỷ kWh và mùa mưa là 147,4 tỷ kWh. Sản lượng mua bán điện thực tế của các nhà máy điện (theo hợp đồng mua bán điện, phương án giá điện) sẽ được xác định theo các quy định liên quan về giá điện và thị trường điện.
Trong kế hoạch trên, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị phát điện có trách nhiệm chủ động thực hiện công tác chuẩn bị phát điện, bao gồm đảm bảo công suất sẵn sàng của các tổ máy và thu xếp nguồn nhiên liệu sơ cấp (than, khí, dầu) đủ cho phát điện hàng tháng trong năm 2023. Đồng thời, EVN chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của số liệu/thông số đầu vào và kết quả tính toán Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2023, đảm bảo tuân thủ đúng các cam kết tại Hợp đồng/Thỏa thuận thương mại mua bán điện, cung cấp nhiên liệu đã ký kết, đặc biệt là các Hợp đồng/Thỏa thuận thương mại với các Dự án nhà máy điện được đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), chịu trách nhiệm toàn diện trong trường hợp xảy ra tranh chấp theo các điều khoản đã cam kết hoặc để phát sinh các nghĩa vụ pháp lý và tài chính bất lợi cho phía Việt Nam.
15 nhà máy điện dự kiến được vận hành trong năm 2023 với tổng công suất 4.298MW, trong đó nhiệt điện (2 nhà máy), điện rác (1), thủy điện tại Việt Nam (2), thủy điện tại Lào (8) và các công trình thủy điện nhỏ. Cụ thể, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II sẽ vận hành Tổ máy số 1 (công suất 600MW) vào tháng 1, Tổ máy số 2 (công suất 600MW) vào tháng 2; Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong I vận hành tổ máy số 1 (công suất 716MW) vào tháng 8 và Tổ máy số 2 (công suất 716MW) vào tháng 12; Tổ máy số 2 Nhà máy điện rác Sóc Sơn (30MW) vận hành tháng 12. Các Nhà máy thủy điện Hồi Xuân vận hành Tổ máy số 1, 2, 3 lần lượt vào các tháng 5, 6 và 7, mỗi tổ máy công suất 34MW; Nhà máy Thủy điện Sông Lô 7 vận hành 3 tổ máy 1, 2, 3 lần lượt vào các tháng 4, tháng 7 và tháng 8, mỗi tổ máy công suất 12MW; Nhà máy Thủy điện Nậm Cúm vận hành cả 2 tổ máy số 1 và số 2 vào tháng 4, mỗi tổ máy công suất 28MW; các nhà máy thủy điện nhỏ tổng công suất 857MW. Các nhà máy thủy điện tại Lào vận hành năm 2023 bao gồm: Tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Nậm San 3A (công suất 69MW) vận hành tháng 1; Tổ máy số 1 Thủy điện Nậm San 3B (45MW) vận hành tháng 1; Tổ máy số 1 Thủy điện Nam Tai (21MW) vận hành tháng 1; Tổ máy số 12 Thủy điện Nam Sum 3 (156MW); Tổ máy số 10 Thủy điện Nam Sum 1A (45MW) vận hành tháng 10; Tổ máy số 5 Thủy điện Nam Kong 3 (54MW) vận hành tháng 5; Tổ máy số 5 Thủy điện Nam Kong 2 (66MW) vận hành tháng 5; Tổ máy số 4 Thủy điện Nam Emoun (129MW) vận hành tháng 4/2023. Năm 2023: Dự kiến điện thương phẩm toàn quốc đạt khoảng 251,28 tỷ kWhThứ hai, 09 Tháng 1 2023 02:11 Theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2023 do Bộ Công Thương phê duyệt, điện thương phẩm toàn quốc dự kiến đạt khoảng 251,28 tỷ kWh
Căn cứ các Quy định của pháp luật, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 và đề nghị của Tập đoàn Điên lực Việt Nam (EVN), mới đây Bộ Công Thương đã phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2023. Theo đó, Tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2023 là 284,5 tỷ kWh (tăng 9 tỷ kWh so với kế hoạch năm 2022), trong đó mùa khô là 137,1 tỷ kWh và mùa mưa là 147,4 tỷ kWh. Sản lượng mua bán điện thực tế của các nhà máy điện (theo hợp đồng mua bán điện, phương án giá điện) sẽ được xác định theo các quy định liên quan về giá điện và thị trường điện.
Trong kế hoạch trên, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị phát điện có trách nhiệm chủ động thực hiện công tác chuẩn bị phát điện, bao gồm đảm bảo công suất sẵn sàng của các tổ máy và thu xếp nguồn nhiên liệu sơ cấp (than, khí, dầu) đủ cho phát điện hàng tháng trong năm 2023. Đồng thời, EVN chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của số liệu/thông số đầu vào và kết quả tính toán Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2023, đảm bảo tuân thủ đúng các cam kết tại Hợp đồng/Thỏa thuận thương mại mua bán điện, cung cấp nhiên liệu đã ký kết, đặc biệt là các Hợp đồng/Thỏa thuận thương mại với các Dự án nhà máy điện được đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), chịu trách nhiệm toàn diện trong trường hợp xảy ra tranh chấp theo các điều khoản đã cam kết hoặc để phát sinh các nghĩa vụ pháp lý và tài chính bất lợi cho phía Việt Nam.
15 nhà máy điện dự kiến được vận hành trong năm 2023 với tổng công suất 4.298MW, trong đó nhiệt điện (2 nhà máy), điện rác (1), thủy điện tại Việt Nam (2), thủy điện tại Lào (8) và các công trình thủy điện nhỏ. Cụ thể, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II sẽ vận hành Tổ máy số 1 (công suất 600MW) vào tháng 1, Tổ máy số 2 (công suất 600MW) vào tháng 2; Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong I vận hành tổ máy số 1 (công suất 716MW) vào tháng 8 và Tổ máy số 2 (công suất 716MW) vào tháng 12; Tổ máy số 2 Nhà máy điện rác Sóc Sơn (30MW) vận hành tháng 12. Các Nhà máy thủy điện Hồi Xuân vận hành Tổ máy số 1, 2, 3 lần lượt vào các tháng 5, 6 và 7, mỗi tổ máy công suất 34MW; Nhà máy Thủy điện Sông Lô 7 vận hành 3 tổ máy 1, 2, 3 lần lượt vào các tháng 4, tháng 7 và tháng 8, mỗi tổ máy công suất 12MW; Nhà máy Thủy điện Nậm Cúm vận hành cả 2 tổ máy số 1 và số 2 vào tháng 4, mỗi tổ máy công suất 28MW; các nhà máy thủy điện nhỏ tổng công suất 857MW. Các nhà máy thủy điện tại Lào vận hành năm 2023 bao gồm: Tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Nậm San 3A (công suất 69MW) vận hành tháng 1; Tổ máy số 1 Thủy điện Nậm San 3B (45MW) vận hành tháng 1; Tổ máy số 1 Thủy điện Nam Tai (21MW) vận hành tháng 1; Tổ máy số 12 Thủy điện Nam Sum 3 (156MW); Tổ máy số 10 Thủy điện Nam Sum 1A (45MW) vận hành tháng 10; Tổ máy số 5 Thủy điện Nam Kong 3 (54MW) vận hành tháng 5; Tổ máy số 5 Thủy điện Nam Kong 2 (66MW) vận hành tháng 5; Tổ máy số 4 Thủy điện Nam Emoun (129MW) vận hành tháng 4/2023. Các bài viết khác...Trang 1 trong tổng số 7 trang |